» Tin tức » Mòn răng sữa ở trẻ em – Tại sao răng sữa của trẻ rất nhanh bị mòn ?

Mòn răng sữa ở trẻ em – Tại sao răng sữa của trẻ rất nhanh bị mòn ?

Nhiều mẹ lo lắng khi thấy răng của con mình bị bào mòn răng và cứ ngỡ con bị sâu răng nên răng mới mòn như vậy. Mòn răng sữa ở trẻ em là một trong những biểu hiện của răng mất đi lớp men răng do bị mài mòn, xảy ra nhanh hơn đối với  trẻ em. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị mài mòn này là gì? Răng bị mài mòn có phải bị sâu hay không? Cách chữa mòn răng như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nha Khoa Quốc Tế nhé!

1, Nguyên nhân gây nên mòn răng trẻ em

Nguyên nhân cơ học: mòn răng xảy ra do ma sát giữa các răng hoặc giữa răng với các tác nhân bên ngoài với lực mạnh, trong thời gian dài, gặp trong các trường hợp nghiến răng, đánh răng quá mạnh, đánh răng không đúng cách. Trường hợp này gọi là mòn răng cơ học.

Nguyên nhân hóa học: mòn răng xảy ra khi răng tiếp xúc với các chất hóa học, đứng đầu là axit. Nước hoa quả như cam, chanh, nước ngọt có ga và nhiều thực phẩm khác là các thực phẩm có chứa axit rất phổ biến. Các chất đường bột cũng là nguyên nhân gây mòn răng.

Nguyên nhân bệnh lý: mòn răng cũng có thể xảy ra như là hậu quả của các bệnh lý: trào ngược dạ dày thực quản, khô miệng, giảm tiết nước bọt.

Triệu chứng bệnh Mòn răng

Các dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng mòn răng đang diễn ra:

  • Cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ và đồ ăn thức uống ngọt, đôi khi có cảm giác đau.\ buốt.
  • Răng đổi màu sang màu ngà hơi vàng. Đây là màu của ngà răng bị lộ ra khi lớp men răng bên trên đã bị mòn.
  • Thay đổi hình dáng bề mặt răng: mẻ, sứt hoặc lỗ chỗ.
  • Các triệu chứng của bệnh mòn răng thường gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2, Phân loại mòn răng

  • Mòn răng sinh lý

Mòn răng sinh lý là sự mất tổ chức men răng diễn ra tự nhiên trong quá trình sống, do sự ma sát giữa các răng đối đầu. Trong mòn răng sinh lý, mòn răng mặt nhai thường xảy ra trước, sau đó đến các núm răng dưới và núm răng trên. Men răng bị mòn để lộ lớp ngà bên dưới. Ngà răng theo đó cũng bị mòn với tốc độ nhanh hơn, tạo ra các tổn thương có hình lõm như đáy chén

  • Mòn răng bệnh lý

Mòn răng bệnh lý là sự mất tổ chức men răng răng do lực ma sát giữa răng và các tác nhân bên ngoài. Chải răng quá mạnh, thói quen dùng răng cắn các vật cứng, là nguyên nhân chủ yếu. Mòn răng bệnh lý có thể xuất phát sau mòn răng hóa học. 

  • Mòn răng hóa học

Mòn răng hóa học là sự mất tổ chức men răng do tiếp xúc với hóa chất có tính axit , không liên quan đến vi khuẩn. Hóa chất có thể là nước hoa quả thuộc họ cam quýt hoặc thậm chí là axit dạ dày.  Mòn răng hóa học thường có đặc điểm mòn lan tỏa, ít giới hạn

  • Tiêu cổ răng

Tiêu cổ răng là tình trạng mất tổ chức men tại cổ do chịu lực uốn, thường do chải răng không đúng cách trong thời gian dài.

Các biện pháp chữa mòn răng bạn nên biết?

Khi có những dấu hiệu bất thường của việc mòn răng sữa ở trẻ em như kể trên, bạn cần phải tới thăm khám nha khoa trực tiếp để các bác sĩ dựa vào tình trạng mà áp dụng 1 trong các cách chữa răng mòn mặt nhai như sau:

Trám răng để bảo vệ bề mặt răng bị mòn

Trám răng là quy trình mà trong đó các bác sĩ sẽ sử dụng Composite – 1 loại vật chất nha khoa có khả năng lấp kín bề mặt răng bị khuyết thiếu do mòn men răng gây ra. Không chỉ giúp bít kín lỗ hổng trên răng, miếng trám răng còn giúp phục hồi hình dạng răng ban đầu. Đồng thời giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại có thể tấn công vị trí thương tổn của răng, gây ra những biến chứng nặng nề không mong muốn.

Thời gian thực hiện quy trình trám răng diễn ra rất nhanh, thường chỉ t ốn khoảng 15-20 phút thực hiện là xong. Màu sắc của Composite khá giống với màu răng thật nên bạn có thể hoàn toàn an tâm về tính thẩm mỹ của chúng. Chi phí trám răng sẽ dao động trong khoảng 150.000 – 700.000 vnđ/răng. Chi phí này phụ thuộc vào vị trí, số lượng răng cũng như trung tâm thực hiện quy định.

Tuy nhiên, trám răng chỉ là 1 hình thức tạm thời, thời gian miếng trám có thể lưu lại trên răng chỉ kéo dài 2-3 năm bởi khả năng chịu lực nhai của chúng khá thấp. Nếu bạn muốn bảo vệ răng bị mòn bằng cách khác lâu dài hơn, hãy đọc phần tiếp theo dưới đây.

Bọc răng sứ để bảo tồn răng gốc đã thương tổn nặng

Bọc răng sứ là cách phục hình răng đem lại hiệu quả lâu dài nhất. Tuổi thọ trung bình của răng sứ kéo dài từ hơn 15 năm trở lên đến vĩnh viễn nếu được bảo vệ, chăm sóc tốt. Khả năng chịu lực nhai của răng sứ cũng lớn gấp 5 lần răng tự nhiên nên bạn có thể hoàn toàn an tâm vào cách chữa răng bị mòn mặt nhai này.

Tuy nhiên, trám răng chỉ là 1 hình thức tạm thời, thời gian miếng trám có thể lưu lại trên răng chỉ kéo dài 2-3 năm bởi khả năng chịu lực nhai của chúng khá thấp. Nếu bạn muốn bảo vệ răng bị mòn bằng cách khác lâu dài hơn, hãy đọc phần tiếp theo dưới đây.

Bọc răng sứ để bảo tồn răng gốc đã thương tổn nặng

Bọc răng sứ là cách phục hình răng đem lại hiệu quả lâu dài nhất. Tuổi thọ trung bình của răng sứ kéo dài từ hơn 15 năm trở lên đến vĩnh viễn nếu được bảo vệ, chăm sóc tốt. Khả năng chịu lực nhai của răng sứ cũng lớn gấp 5 lần răng tự nhiên nên bạn có thể hoàn toàn an tâm vào cách chữa răng bị mòn mặt nhai này.

Trên đây là nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị mòn răng sữa ở trẻ em. Nếu các mẹ thấy bé nhà mình bị mòn răng hãy đến với Nha Khoa Quốc Tế nhé!

 

Tin tức liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Email us

Zalo