Không ít cha mẹ đắn đo trong việc có nên trám răng sâu cho trẻ hay cứ để như vậy hoặc nhổ răng. Nếu bạn đang có chung băn khoăn này, hãy cùng Nha Quốc Tế tìm hiểu các thông tin dưới đây để biết trẻ em có nên trám răng hay không nhé.
1/ Răng sữa bị sâu do đâu ?
Răng sữa là đối tượng dễ bị sâu răng tấn công hơn cả. Bởi lẽ việc vệ sinh răng miệng của các con còn chểnh mảng, phụ huynh không đôn đốc các em cũng không chịu thực hiện từ việc đơn giản là đánh răng.
Thêm vào đó, ngà răng sữa rất mỏng sức đề kháng trước sự xâm lấn của vi khuẩn yếu hơn so với răng vĩnh viễn, gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ em.
➤ Ảnh hưởng của sâu răng sữa đến con trẻ:
➜ Về sức khỏe:
– Rụng răng sữa sớm, trẻ sẽ kém phát triển khả năng nhai, trẻ dễ mắc các bệnh lý về bao tử.
– Nguy hiểm hơn, những chiếc răng sâu chính là các ổ nhiễm khuẩn là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh hô hấp, khớp, tim mạch hay viêm xoang.
➜ Thẩm mỹ và diện mạo sau này:
– Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch: hô, hóm, khấp khểnh,…
➜ Phát triển cá nhân:
– Răng sữa sâu, khiến các răng vĩnh viễn mọc lên không thuận lợi điều này sẽ làm biến đổi giọng nói, trẻ bị ngọng, lúng túng trong giao tiếp.
– Đau nhức do răng sữa bị sâu khiến trẻ kém tập trung, kết quả học tập giảm sút.
Ở trẻ em, nếu có răng sữa bị sâu vẫn nên hàn sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nếu răng sâu không chữa sẽ tiếp tục sâu nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, cần phải chữa tủy, nặng hơn có thể phải nhổ răng đi.
2, Răng sữa bị sâu có nên hàn trám hay không???
Trám răng cho trẻ em là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng, không gây đau nhức và an toàn, thậm chí còn là cách giúp bảo vệ răng hiệu quả. Vì thế, về mặt phương pháp thực hiện, cha mẹ không có gì phải băn khoăn tới việc có nên trám răng cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, răng sữa có vai trò quan trọng đối với việc ăn nhai, thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, răng sữa còn giữ vai trò định hướng cho răng mọc đúng vị trí về sau này. Nên với các trường hợp răng sữa mắc bệnh lý răng miệng, nhổ răng sữa hoặc mất răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới mầm răng, khiến răng mọc chậm, mọc lệch lạc, gây nhiều vấn đề răng miệng khi trẻ lớn.
Do đó, với các trường hợp răng sữa bị tổn thương, gãy vỡ hoặc mắc bệnh lý về răng miệng đặc biệt là sâu răng, viêm tủy… nên được điều trị và trám răng để giúp giữ răng sữa đầy đủ, chắc khỏe cho tới thời điểm thay răng.
Một số cha mẹ băn khoăn có nên trám răng cho trẻ không vì lo sợ việc trám răng sẽ gây đau nhức hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trám răng là kỹ thuật rất đơn giản và an toàn, không can thiệp xâm lấn hay gây đau nhức cho trẻ.
Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng, bổ sung vào vị trí khuyết thiếu bị sứt mẻ, gãy vỡ hoặc các lỗ sâu để bít kín lại phần mô răng bị hư tổn, tạo hình để răng có được hình thể như ban đầu, đảm bảo việc ăn nhai tốt và thẩm mỹ cho trẻ.
Riêng một số trường hợp sâu răng, viêm tủy nặng, trước khi trám răng sẽ cần điều trị bệnh lý răng miệng trước. Việc điều trị này sẽ gây đau nhức cho trẻ chứ không phải do trám răng gây ra. Và để trẻ hoàn toàn thoải mái, dễ chịu, bác sỹ sẽ gây tê trước khi điều trị sâu răng, viêm tủy cho trẻ. Sau khi điều trị triệt để, răng sẽ được trám kín giúp răng hết đau nhức, cải thiện ăn nhai và bảo vệ răng duy trì cho tới thời điểm thay răng.
3, Các phương pháp trám răng thích hợp cho trẻ nhỏ
Trám răng là phương pháp phòng ngừa và điều trị sâu răng ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi thực hiện bác sĩ sẽ sử dụng một vật liệu chuyên dụng để trám bít kín lỗ sâu hay hố rãnh trên răng nhằm phục hồi hình thể, bảo vệ răng khi bị hư tổn, sứt mẻ hay nứt vỡ. Với từng mức độ tổn thương khác nhau bác sĩ chỉ định phương pháp trám răng trẻ em thích hợp nhất.
3.1 Trám răng phòng ngừa
Đối với những chiếc răng sữa bị sâu nhẹ, mới chớm sâu, răng bị sứt mẻ nhỏ thì bác sĩ tiến hành trám răng phòng ngừa. Kỹ thuật trám răng là đưa vật liệu Sealant lên bề mặt của răng để bịt kín các hố rãnh sâu, các mô răng đã bị ăn mòn.
Nhờ đó, vi khuẩn không thể xâm nhập được vào răng để tấn công làm mòn men răng hay xâm lấn vào ngà răng và tủy răng.
3.2 Trám răng điều trị
Khi thực hiện trám răng khắc phục tình trạng sâu răng nặng đã ăn mòn tủy răng thì được gọi trám răng điều trị. Lúc này bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp điều trị tủy răng, lấy phần tủy răng bị viêm sau đó mới tiến hành trám răng.
Tương tự như trám răng phòng ngừa thì phương pháp này cũng sử dụng vật liệu trám để hàn gắn lỗ sâu răng. Bác sĩ có thể sử dụng vật liệu Composite hoặc Amalgam đối với từng trường hợp răng sữa bị sâu ở trẻ. Sau điều trị, răng sâu sẽ hết đau và được khôi phục lại hình dáng ban đầu với màu sắc tương tự răng thật.
Lý do nên thực hiện trám răng cho bé từ sớm
Trám răng sẽ được yêu cầu thực hiện trong các trường hợp cần phục hồi các khuyết điểm răng. Đối với trường hợp là trẻ nhỏ đang mọc răng sữa, việc hàn hay trám răng vẫn có thể áp dụng được. Nếu bé đã được bác sĩ kiểm tra và duyệt phương án hàn răng thì bố mẹ nên tuân thủ bởi vì:
Răng sữa giữ vai trò cực kỳ quan trọng về cả ăn uống lẫn phát âm ngôn ngữ. Nếu răng sữa bị sâu, bị sứt mẻ hay nứt vỡ thì trám răng cần thực hiện từ sớm để điều trị và ngừa tái. Tránh để xảy ra biến chứng nặng, có thể làm mất răng vĩnh viễn hoặc tổn hại đến tủy răng.
Hàn răng sữa khi răng đang bị tổn thương nghiêm trọng giúp quá trình phát triển xương hàm ở trẻ luôn ổn định.
Giúp các răng sữa còn lại không bị xô lệch hoặc mọc sai vị trí khi thay răng.
Để biết chính xác có nên trám răng cho trẻ không, bạn hãy đưa trẻ tới nha khoa để thăm khám răng miệng cụ thể. Với chuyên môn, tay nghề giỏi của bác sỹ, cùng máy móc hiện đại tại Nha Khoa Quốc Tế sẽ giúp xử lý nhanh chóng vấn đề răng miệng của trẻ, mang lại hàm răng khỏe mạnh, tạo tiền đề tốt cho trẻ phát triển răng về sau này.