Tủy răng khi bị viêm bắt buộc phải được can thiệp bằng phương pháp điều trị nội nha(điều trị tủy). Khi bạn phát hiện răng của mình có dấu hiệu của viêm tụy nhưng lại không đi điều trị mà để vậy sẽ dẫn đến đau ê ẩm, có thể hỏng răng, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Vậy khi có những biểu hiện bị viêm tủy nào thì nên đến nha sĩ? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Quốc Tế sẽ liệt kê cho các bạn những dấu hiệu viêm tủy răng .
Dấu hiệu bị viêm tủy răng bạn cần biết
Một số dấu hiệu cảnh báo tủy răng bạn đang gặp vấn đề cần thăm khám nha khoa càng sớm càng tốt để mang lại kết quả khả quan.
1, Đau nhức răng dai dẳng
Thông thường có rất nhiều nguyên nhân gây đau răng, viêm tủy là một trong những nguyên nhân đó. Những cơn đau răng do viêm tủy có thể kéo dài hoặc biến mất theo thời gian, nhưng chắc chắn rằng nó luôn quay trở lại ( trừ trường hợp tủy răng đã chết). Những cơn đau buốt xuất hiện tại vị trí chân răng, mặt, hàm hoặc lan sang các răng bên cạnh.
2, Răng có biểu hiện nhạy cảm với nóng lạnh
Khi răng nhạy cảm sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt, đau nhói khi ăn phải đồ nóng lạnh, hoặc thậm chí ngay cả khi răng đang ở trạng thái nghỉ.
3, Màu răng thay đổi
Màu răng thay đổi cũng là một dấu hiệu của viêm tủy. Tủy răng nhiễm trùng có khả năng khiến răng chuyển sang màu đen xám, biểu hiện này dễ nhận thấy nhất là ở nhóm răng phía trước.
4, Sưng nướu
Sưng nướu ở những chiếc răng có nguy cơ viêm tủy, ở đây nướu sẽ sưng lên, đau khi chạm vào. Tình trạng này có thể tái đi tái lại nhiều lần. Một số trường hợp còn xuất hiện mỉ và khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
5, Răng bị nứt mẻ lớn
Những chiếc răng bị mẻ, nứt do tai nạn, chơi thể thao hoặc nhai phải vật cứng làm tăng khả năng bị viêm tủy do vi khuẩn xâm nhập. Có rất nhiều người chủ quan răng mẻ, sứt vẫn để vậy không đi hàn trám hay đi bọc răng sứ khiến cho răng bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm tủy rồi mới đến tìm bác sĩ..
Hoặc ngay cả khi chiếc răng của bạn gặp chấn thương, không bị nứt mẻ nhưng vẫn có thể làm hỏng các dây thần kinh của răng. Lúc này sẽ gây ra những cơn đau nhức và cần tiến hành điều trị tủy.
Cách điều trị viêm tủy răng
Tủy răng bị viêm sẽ làm gia tăng hoạt động của các tế bào và lượng máu lưu thông làm tăng áp lực bên trong tủy và gây đau. Bệnh nhân thường cảm thấy đau khi cắn, nhai trên đó hoặc khi uống và tiếp xúc với thức ăn nóng hay lạnh.
Răng bị viêm tủy không tự lành lại được. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nặng, nếu không điều trị, nhiễm khuẩn sẽ lan rộng, vùng xương quanh răng đó sẽ bị thoái hóa và răng có thể bị rụng. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn đến nỗi bệnh nhân phải đến gặp nha sĩ khẩn cấp.
Viêm tủy răng có chữa được hay không và độ hồi phục của tủy phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Bệnh càng phát triển tới giai đoạn sau, các cấu trúc của răng bị phá hủy nhiều hơn, cơ hội phục hồi của tủy càng khó.
Các bước điều trị tủy
- Vô cảm khi tuỷ răng sống bằng gây vùng hoặc gây tê tại chỗ
- Mở tủy, lấy tủy buồng, tuỷ chân.
- Thăm dò số lượng, kích thước ống tủy bằng các dụng cụ thích hợp.
- Xác định chiều dài làm việc của ống tuỷ
- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy
- Chọn, thử côn gutta-percha chính
- Chụp X quang kiểm tra
- Hàn kín hệ thống ống tủy bằng các kỹ thuật lèn dọc, lèn ngang với gutta-percha nóng, nguội
- Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.
- Nhờ công nghệ tiên tiến hiện nay cùng với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm nếu bác sĩ kinh nghiệm, việc chữa viêm tủy răng hoàn toàn không đau.
Răng đã lấy tủy sẽ tồn tại được bao lâu?
Trước hết, phải khẳng định: Răng lấy tủy tức là răng đã chết, sẽ bị sừng hóa dần theo thời gian và trở nên giòn hơn. Do đó, nếu răng lấy tủy mà không có các can thiệp khác thì sau khoảng 15 – 20 năm răng sẽ trở nên giòn và dễ gãy vỡ khi ăn nhai.
Cách tốt nhất để giúp răng lấy tủy vẫn sử dụng lâu dài đó là bọc một mão sứ bên ngoài răng lấy tủy. Các mão sứ này có khả năng chịu lực gấp 4 – 8 lần răng thật sẽ là lớp bảo vệ răng tốt nhất. Chúng ta có thể thoải mái ăn nhai mà không lo lắng vấn đề răng bị gãy hay vỡ.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị viêm tủy răng. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào khác hãy liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé.
Xem Thêm:
Việc trì hoãn hàn trám răng có nguy hại như thế nào??
Hàn răng là gì? Khi nào thì nên hàn răng?
Viêm tủy răng – Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị viêm tủy răng